Cũng đáng đọc

VIỆT NAM VƯƠN MÌNH TRỞ THÀNH NGÔI SAO SÁNG TRONG NGÀNH SẢN XUẤT

Theo Chỉ số kết nối toàn cầu 2020 của DHL, Việt Nam đứng thứ 38 trong số 169 quốc gia, cao hơn một bậc so với năm 2017.
Theo Chỉ số kết nối toàn cầu 2020 của DHL, Việt Nam đứng thứ 38 trong số 169 quốc gia, cao hơn một bậc so với năm 2017.
30 November 2021 •

Việt Nam đã chứng minh được khả năng phục hồi của mình khi có thể khôi phục nhanh chóng trước ảnh hưởng của trận đại dịch vào năm 2020. Với việc nền kinh tế của Việt Nam tăng 2,9% vào năm ngoái và giá trị xuất khẩu tăng 28,4% trong nửa đầu năm 2021 so với năm trước, Việt Nam đã trở thành câu chuyện hiếm hoi về nền kinh tế thành công trong thời kỳ đại dịch. 

Việt Nam đã chứng minh được khả năng phục hồi của mình khi có thể khôi phục nhanh chóng trước ảnh hưởng của trận đại dịch vào năm 2020. Với việc nền kinh tế của Việt Nam tăng 2,9% vào năm ngoái và giá trị xuất khẩu tăng 28,4% trong nửa đầu năm 2021 so với năm trước, Việt Nam đã trở thành câu chuyện hiếm hoi về nền kinh tế thành công trong thời kỳ đại dịch. 

Ngay cả khi phải hứng chịu đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất mới đây, Việt Nam đang có dấu hiệu lấy lại đà phát triển kinh tế và sản xuất. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của ngành sản xuất ở Việt Nam theo IHS Markit cho tháng 10 năm 2021 đã tăng trở lại mức 52,1 vào tháng 10 năm 2021, sau khi giảm xuống 40,2 vào tháng trước đó. Ngay cả khi các nhà máy phải đóng cửa tạm thời do lệnh phong tỏa vào giữa năm 2021, tổng lượng xuất khẩu hàng hóa trong 8 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng 21,8% so với năm trước. 

Ông Rajiv Biswas, Giám đốc điều hành IHS Markit kiêm Chuyên gia kinh tế cao cấp khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Mặc dù có những rủi ro trước mắt, nhưng trong triển vọng kinh tế trung hạn, rất nhiều yếu tố thúc đẩy tăng trưởng tích cực đang tạo ra cơn gió thuận lợi và tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng. Điều này có thể sẽ thúc đẩy tổng GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ.” 

Cyn-Young Park, Giám đốc Hợp tác và hội nhập khu vực của Ngân hàng Phát triển Châu Á, cũng đồng ý với quan điểm trên. Bà cho biết: “Ngay cả khi các nhà đầu tư có thể lấy lý do về tình hình Covid-19 hiện tại để trì hoãn đưa ra quyết định, nhưng  Việt Nam sẽ vẫn là điểm đến đầu tư mạnh mẽ trong khu vực, bởi cơ cấu của chuỗi giá trị trong khu vực và việc thực hiện RCEP (Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực) có thể có nhiều thay đổi.” 

 

CÁC YẾU TỐ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG TẠI VIỆT NAM 

Một trong những thay đổi trong chuỗi giá trị ở châu Á là việc Trung Quốc chuyển từ sản xuất chi phí thấp sang các sản phẩm có giá trị cao hơn, như robot và chất bán dẫn tân tiến. Với sự chuyển đổi này, mức lương trong ngành sản xuất ở Trung Quốc tăng cao, khiến các trung tâm sản xuất có chi phí lao động thấp hơn và lực lượng lao động trẻ như Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn. 

 

Vị trí nằm gần Trung Quốc, dọc theo các tuyến đường vận chuyển trong khu vực và khả năng kết nối quốc tế mạnh mẽ là những lợi thế của Việt Nam. Theo Chỉ số kết nối toàn cầu 2020 của DHL, Việt Nam đứng thứ 38 trong số 169 quốc gia, cao hơn một bậc so với năm 2017. 

 

Cũng giống các nước láng giềng như Campuchia, Malaysia và Singapore, Việt Nam đã có sự cải thiện rõ rệt. Những cải cách mở cửa nền kinh tế trong vài thập kỷ qua đã đưa GDP bình quân đầu người của Việt Nam, khoảng 500 USD (theo tỷ giá Đô la Mỹ năm 2019) vào năm 1985, lên vị thế hiện tại là một quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người là 2.715 USD. 

 

Những chính sách thúc đẩy lưu lượng thương mại quốc tế này cũng giúp Việt Nam đạt được xếp hạng cao về Thương mại trong Chỉ số kết nối toàn cầu. Đến năm 2019, Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia chiếm 67% nền kinh tế thế giới. 

 

Ông Bernardo Bautista, Giám đốc điều hành kiêm Giám đốc quốc gia của DHL Express Việt Nam cho biết: “Để được coi là kết nối toàn cầu, một quốc gia phải có lưu lượng thương mại quốc tế lớn so với quy mô kinh tế nội địa và lưu lượng quốc tế phải được phân bổ đều khắp toàn cầu.” 

Hơn nữa, Việt Nam cũng đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực để mở rộng phạm vi của các hiệp định thương mại tới hầu hết các nền kinh tế lớn trên toàn thế giới khi Hiệp định có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2022. Ông Bautista nói thêm: “Việc này sẽ giúp Việt Nam trở thành một trung tâm thương mại và sản xuất mạnh mẽ cho nền kinh tế thế giới. Chúng tôi vẫn rất lạc quan về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và sẽ tiếp tục đầu tư vào mạng lưới và dịch vụ của chúng tôi tại quốc gia này. Ngoài chuyến bay chuyên dụng mới giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Hồng Kông vào đầu năm nay, chúng tôi cũng mới ra mắt thêm các chuyên cơ vận tải để hỗ trợ các doanh nghiệp tại Việt Nam muốn vươn ra thị trường toàn cầu.” 

 

Về lĩnh vực sản xuất, Việt Nam có luồnghệ thống đầu tư từ các công ty muốn đưa hoạt động sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc để đa dạng hóa hoạt động và giảm bớt tình trạng gián đoạn đối với chuỗi cung ứng của họ. Nhà cung cấp của Apple, Foxconn, gần đây đã được chấp thuận để xây dựng nhà máy trị giá 270 triệu USD (228 triệu euro) tại tỉnh Bắc Giang. Theo Chính phủ Việt Nam, đến nay Foxconn đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam và dự định sẽ đầu tư tiếp tổng cộng 700 triệu USD trong năm nay. 

 

Ngoài ra còn có Samsung, một trong những nhà đầu tư lớn đầu tiên tại Việt Nam. Với khoản đầu tư ban đầu 670 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động vào năm 2008, ông lớn trong ngành sản xuất này đã trở thành nguồn vốn FDI lớn nhất của Việt Nam với tổng vốn đầu tư 17,3 tỷ USD. 

TIẾN BƯỚC TRÊN HÀNH TRÌNH PHỤC HỒI 

Trong tương lai, sự phục hồi của thương mại thế giới sẽ thúc đẩy lĩnh vực sản xuất xuất khẩu của Việt Nam. 

 

Bà Sian Fenner, Chuyên gia kinh tế cao cấp khu vực Châu Á tại Oxford Economics, cho biết: “Thật ra thì sau khi các hạn chế do liên quan đến vi-rút Corona được gỡ bỏ và vắc-xin bao phủ rộng rãi hơn, chúng tôi dự báo rằng trong năm nay, thương mại thế giới sẽ tăng gần 10% theo giá trị thực. Chúng tôi tin rằng nhu cầu gia tăng về thiết bị điện tử trên toàn thế giới sẽ rất có lợi cho Việt Nam, vì đất nước này đã gia tăng đáng kể sự hiện diện trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong 5 năm qua, sau khi nhận về nguồn FDI tăng vọt.” 

 

Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục đạt được lợi ích lớn từ việc các nhà sản xuất đang chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc, giúp thu hút thêm vốn đầu tư để sản xuất hàng tiêu dùng có mức sử thâm dụng vốn cao. 

 

Các chuyên gia phân tích của BofA Global Research cho biết: “Vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngày càng quan trọng hơn khi Việt Nam tiếp nhận về phần lớn khối lượng sản xuất hàng hóa có mức thâmsử dụng lao động cao từ Trung Quốc và một phần trong chuỗi cung ứng thiết bị điện tử.” Họ cũng nói thêm rằng họ không thấy có nền kinh tế nào khác ở châu Á “có thể đạt được nhân rộng hoàn toàn vai trò hoàn toàn giống như Việt Nam về lâu dài”. 

 

Bà Park cho biết để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi, “chính phủ phải hạn chế sự lây nhiễm của vi-rút, tăng tốc quá trình tiêm chủng, cách ly các cơ sở sản xuất chính trước khỏi Covid-19 và bảo vệ người nghèo và những người dễ bị tổn thương nhất”. 

 

Bà chia sẻ thêm rằng Việt Nam cũng cần đẩy nhanh quá trình số hóa cho các lĩnh vực thương mại chính. “Việt Nam cần cải thiện hoạt động logistics thương mại và giảm thiểu tình trạng gián đoạn thông qua hoạt động giao dịch kỹ thuật số, không cần giấy tờ.”