LIỆU VIỆT NAM CÓ THỂ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG THIẾU CHIP BÁN DẪN?
Ảnh hưởng phức tạp của Covid-19 tới chuỗi cung ứng đặc biệt nghiêm trọng đối với ngành bán dẫn. Từ các nhà máy sản xuất chip, nhà máy thử nghiệm và lắp ráp chip, cho đến các ngành sản xuất sản phẩm liên quan, ngành chất bán dẫn đã cho thấy hoạt động quản lý tắc nghẽn chuỗi cung ứng trong thời kỳ khủng hoảng khó khăn đến mức nào.
Nhưng giờ đây, chúng ta đã có những tia hy vọng rằng cuộc khủng hoảng này có thể sẽ bắt đầu hạ nhiệt. Chẳng hạn như ở Việt Nam,. Với sự thay đổi trong chính sách và chương trình tiêm chủng trên diện rộng, dây chuyền sản xuất đã hoạt động trở lại. Bước tiếp theo là bổ sung thêm các dịch vụ vận chuyển thay thế để đưa chip đến điểm đích, nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn ở khâu cung cấp đến người tiêu dùng.
Chẳng hạn, DHL Express đã triển khai các chuyến bay mới hàng tuần từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Hoa Kỳ, tăng công suất thêm 102 tấn, như một lựa chọn thay thế cho các chuyến bay hiện tại phải quá cảnh qua Hồng Kông để đến Hoa Kỳ.
Câu chuyện của Việt Nam là ví dụ cho những thách thức và cơ hội để đưa một quốc gia trở thành một phần chủ chốt trong nhiều ngành công nghiệp.
Chỉ trong vài năm, Việt Nam đã nổi lên như một mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái chất bán dẫn. Năm 2001, Việt Nam xếp thứ 47 về hoạt động xuất khẩu sản phẩm điện tử và xếp thứ 12 vào năm 2019. Việt Nam đứng thứ hai về hoạt động xuất khẩu điện thoại thông minh và thu hút được những khoản đầu tư lớn từ Samsung, Intel, LG, Canon và Panasonic. Tính đến tháng 4 năm ngoái, Việt Nam chiếm 30% tổng sản phẩm bán dẫn nhập khẩu vào Mỹ.
Nhưng tất cả đã phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ trước tình trạng các nhà máy phải đóng cửa do chính sách phòng chống dịch Covid-19, đây cũng được cho là nguyên nhân chính khiến iPhone 13 của Apple bị hoãn ra mắt vào tháng 9 năm 2021
TÌNH TRẠNG THIẾU CHIP GIA TĂNG LÊN TRÊN TOÀN CẦU
Trận đại dịch đã gây ra tình trạng gián đoạn đặc biệt cho lĩnh vực sản xuất chip, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến một loạt các ngành công nghiệp khác – ảnh hưởng đến tốc độ người tiêu dùng mua điện thoại thông minh mới, thay máy giặt hỏng hoặc mua xe ô tô, v.v.
Doanh số bán các sản phẩm điện tử cần linh kiện đầu vào là chip đã tăng vọt nhờ sự bùng nổ doanh số của các sản phẩm công nghệ phục vụ làm việc tại nhà, chẳng hạn như máy tính xách tay và webcam, cũng như các sản phẩm giải trí tại gia như máy chơi game.
Nhưng tuy nhiên, sự bùng phát của Covid-19 tại các khu vực sản xuất chip – nhất là các cường quốc châu Á như Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc – đã khiến các xưởng đúc phải đóng cửa và các nhà sản xuất chất bán dẫn gặp rất nhiều khó khăn để theo kịp nhu cầu.
Việc đóng cửa nhà máy cũng ảnh hưởng đến mạng lưới cung ứng và khiến thời gian giao hàng lâu hơn. Chuỗi cung ứng chất bán dẫn là một chuỗi hoạt động trải dài khắp thế giới và liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn, do đó tình trạng thiếu hụt do hoạt động vận hành bị giới hạn ở một khu vực có thể gây tắc nghẽn ở các khu vực khác.
Việc thiếu mạng lưới cung ứng thay thế và khan hiếm nguyên liệu thô hiện nay càng làm chồng chất thêm những khó khăn mà các nhà sản xuất chip phải đối mặt.
Ảnh hưởng của tình trạng này rất nghiêm trọng. Chẳng hạn, nghiên cứu của chính phủ Hoa Kỳ cho thấy nhiều nhà sản xuất nội địa sử dụng chất bán dẫn hiện đang giảm lượng chip tồn kho xuống dưới năm ngày. Trước đại dịch, các công ty thường duy trì lượng hàng tồn kho đủ cho 40 ngày.
Giá chip cũng tăng lên, gây nhiều khó khăn cho người tiêu dùng. Giá máy tính, máy tính bảng và thậm chí cả tivi thông minh đã tăng tới 30%
NĂNG LỰC SẢN XUẤT CHIP ĐA DẠNG CỦA VIỆT NAM
Gần đây, làn sóng bùng phát dịch do biến thể Delta trên khắp Đông Nam Á vào nửa cuối năm 2021 đã nêu bật vai trò quan trọng của các nền kinh tế như Singapore, Malaysia và Việt Nam trong chuỗi cung ứng sản xuất chất bán dẫn.
Việt Nam đang phát triển nhanh chóng lĩnh vực sản xuất chip – một phần quan trọng trong ngành công nghiệp điện tử đang bùng nổ ở Việt Nam, chiếm khoảng 44% tổng khối lượng xuất khẩu vào năm 2020.
Với sự hỗ trợ của chính phủ dành cho các doanh nghiệp Việt Nam, hệ sinh thái kỹ thuật số ngày càng mở rộng và nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, lĩnh vực này đã thu hút được các nhà đầu tư lớn ở nước ngoài. Samsung, Qualcomm, SK Hynix và NXP Semiconductors chỉ là một vài cái tên trong số các tập đoàn đa quốc gia đã xây dựng trung tâm nghiên cứu và nhà máy tại quốc gia Đông Nam Á này. Các nhà sản xuất chip này đã cải thiện cơ sở hạ tầng logistics của Việt Nam và giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt các công ty đa quốc gia khác.
Điểm khác biệt chính của lĩnh vực sản xuất chip tại Việt Nam là sức mạnh của các hoạt động “phụ trợ” quan trọng như cắt tấm silicon đã xử lý thành chip và đưa vào một loạt các hoạt động kiểm thử trước khi đóng gói và vận chuyển đến tay khách hàng.
Intel, nhà sản xuất thiết bị tích hợp lớn nhất thế giới, đã rót 1,5 tỷ USD (1,3 tỷ euro) vào nhà máy lắp ráp và kiểm thử chip tại Việt Nam kể từ khi thành lập phân xưởng ở quốc gia này vào năm 2006. Năm 2021, tập đoàn cũng cam kết chi thêm 475 triệu USD để mở rộng nhà máy.
Gã khổng lồ công nghệ Amkor đang xây dựng một nhà máy đóng gói chất bán dẫn hiện đại bậc nhất tại Việt Nam nhằm tận dụng nhu cầu thị trường mạnh mẽ trong lĩnh vực chuyên môn này.
GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG GIÁN ĐOẠN CHUỖI CUNG ỨNG DO COVID-19
Tất cả những điều này đã cho thấy tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn, nhưng cũng như các quốc gia khác, Việt Nam không tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực từ trận đại dịch.
Khi biến thể Delta của Covid-19 bùng phát vào năm ngoái trong một cộng đồng chưa được tiêm chủng đầy đủ, Hà Nội đã phản ứng nhanh bằng việc tạm thời đóng cửa doanh nghiệp và hạn chế ra đường nhằm ngăn chặn vi-rút.
Đến tháng 8, các cơ quan chính quyền Việt Nam đã tìm những cách khác để giải quyết đợt bùng phát này, tạo điều kiện cho các nhà máy và phân xưởng lắp ráp ở nhiều lĩnh vực hoạt động trở lại với công suất tối đa và giúp đảm bảo sản phẩm có thể được giao đúng hạn.
Hà Nội đã chính thức gỡ bỏ chính sách phòng chống dịch Covid-19 vào tháng 9 và tăng cường chương trình tiêm chủng. Đến đầu tháng 10, hầu hết các nhà máy đã hoạt động bình thường trở lại và mức độ sản xuất đang dần khôi phục ổn định.
Hiện nay, với tỷ lệ tiêm chủng ở người lớn tại Việt Nam là khoảng 90%, các nhà kinh tế khẳng định Việt Nam đã chuẩn bị tốt hơn rất nhiều trước bất kỳ đợt lây nhiễm mới nào và sẵn sàng tăng trưởng trở lại.
Ông Ruchir Desai, Giám đốc quỹ của Asia Frontier Capital, phát biểu với Bloomberg trong một bản tin gần đây: “Tôi không nghĩ những đợt bùng phát tiếp theo sẽ gây ra mối đe dọa lớn cho nền kinh tế Việt Nam như đợt dịch Delta vào năm ngoái, vì đất nước này đã thích nghi tốt hơn để sống chung với vi-rút. Thực ra, tôi đã thấy trước sự phục hồi khá mạnh mẽ của Việt Nam vào năm 2022.”
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GIÚP THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG
Báo cáo từ Fitch Ratings cũng dự đoán rằng Việt Nam sẽ lấy lại đà khôi phục vào năm 2022, khi nhu cầu trong nước tăng lên và hoạt động xuất khẩu duy trì trạng thái tốt.
Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển Châu Á vẫn dự đoán rằng mức tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ vẫn đạt 6,5% trong năm nay, đồng thời chia sẻ thêm rằng hoạt động xuất khẩu sẽ thúc đẩy mức tăng trưởng này lên cao nữa.
Xét đến nhu cầu về chip trên toàn thế giới vẫn tăng cao, nghiên cứu cũng cho thấy sự gián đoạn do đại dịch khó có thể cản trở tiềm năng lâu dài của lĩnh vực chất bán dẫn tại Việt Nam. Theo dự báo, ngành này sẽ đạt giá trị 6,16 tỷ USD vào năm 2024.
Chuyến ghé thăm gần đây của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Harris chú trọng vào việc tìm cách giúp Việt Nam khôi phục sản xuất và củng cố khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng. Đổi lại Vì vậy, điều này đã khơi dậy niềm lạc quan về tình hình phục hồi của Việt Nam.
Bà Meir Tlebalde, Phó giám đốc KPMG Việt Nam, phát biểu trong bài phỏng vấn gần đây cho Tạp chí Đầu tư Việt Nam: “Chuyến ghé thăm của Phó tổng thống Hoa Kỳ Harris là dấu hiệu tích cực cho sự phục hồi của hoạt động sản xuất chất bán dẫn tại Việt Nam, cũng như thu hút làn sóng đầu tư lớn mới sắp tới từ các nhà sản xuất chip đến từ Hoa Kỳ. Điều đó có thể giảm bớt ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng thiếu hụt chip toàn cầu ở Việt Nam.”
Điều này cũng giải thích cho sự phát triển mạnh mẽ của nhu cầu về dịch vụ logistics giữa Hoa Kỳ và khu vực Châu Á. Ông Ken Lee, Giám đốc điều hành của DHL Express Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Trước việc Việt Nam tiếp tục phát triển thành một trung tâm sản xuất chất bán dẫn, phụ kiện, vật liệu may mặc và thiết bị điện tử, chúng tôi cho rằng nhu cầu về các dịch vụ của mình sẽ ngày càng tăng cao và chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ khách hàng tạo dựng dấu ấn của mình trên toàn cầu và thâm nhập các thị trường mới.”
TĂNG KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA CHUỖI CUNG ỨNG
Vẫn còn rất nhiều việc cần làm. Một báo cáo mới của chính phủ Hoa Kỳ đã dự đoán rằng tình trạng thiếu chip toàn cầu sẽ kéo dài đến ít nhất là nửa cuối năm 2022, gây thêm sức ép cho các ngành công nghiệp chính như điện tử tiêu dùng và ô tô, và tình trạng này có thể đẩy giá cả lên cao.
Về mặt công suất, sự gián đoạn và thiếu hụt công suất vận chuyển hàng hóa ở Trung Quốc vẫn là một trở ngại chính để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Vào tháng 12 năm 2021, tổng công suất theo kế hoạch thấp hơn 17% so với giai đoạn so sánh có ý nghĩa hơn vào tháng 12 năm 2019.
Đối với các quốc gia như Việt Nam, thách thức mà họ gặp phải là xây dựng một ngành có khả năng phục hồi và cạnh tranh tốt hơn, phần nào có nghĩa là phải cải thiện các giải pháp logistics hiện có.
Các nhà xuất khẩu đang tìm kiếm những cách thức mới để đảm bảo rằng chip được sản xuất tại Việt Nam có thể giao đến đích nhanh chóng và suôn sẻ, cũng như để các nhà sản xuất tránh được những rủi ro về chậm trễ hoặc tắc nghẽn.
DHL Express đã bổ sung các chuyến bay mới hàng tuần cho tuyến đường hiện tại giữa Thành phố Hồ Chí Minh, Hồng Kông và Cincinnati để giúp các nhà xuất khẩu hoạt động linh hoạt hơn.
Ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đường sẽ đi qua nhiều thành phố như Sydney, Singapore và Nagoya rồi mới đến điểm cuối cùng là trạm trung chuyển DHL Express Cincinnati ở Hoa Kỳ. Tổng cộng, chuyến bay có thể vận chuyển thêm 204 tấn, tăng tổng công suất hàng tuần lên hơn 940 tấn.
Với khối lượng vận tải tăng lên, các công ty logistics buộc phải liên tục đánh giá và đáp ứng nhu cầu của thị trường bằng cách điều chỉnh mạng lưới không vận và các hãng vận tải chuyên dụng của mình.
Ông Sean Wall, Phó chủ tịch điều hành, bộ phận Hoạt động mạng lưới và hàng không, DHL Express Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Điều đó sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin chuyên sâu cần thiết để cải thiện các tuyến đường của mình sao cho có thể giao hàng quốc tế hiệu quả trong thời gian xác định, bất chấp sự thiếu hụt sức chứa hàng hóa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.”
Cũng đáng đọc