Your default browser language is set to . Browse this site in another language: Continue color Created with Sketch.
  • Get a sales representative to contact me
  • I agree to the  Terms and Privacy Notice
Cũng đáng đọc

VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VƯƠN TỚI TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG HẬU COVID-19

Tại Đông Nam Á, thị phần vận tải đường bộ dự kiến sẽ tăng lên đáng kể nhờ những sáng kiến mới và khả năng phục hồi kinh tế sắp tới.
Tại Đông Nam Á, thị phần vận tải đường bộ dự kiến sẽ tăng lên đáng kể nhờ những sáng kiến mới và khả năng phục hồi kinh tế sắp tới.
18 August 2021 •

Theo sách trắng mới của DHL, các sáng kiến thương mại mới, nhu cầu thương mại điện tử tăng cao, sự phục hồi kinh tế dự kiến sau Covid và biến động của các phương thức vận tải khác đang tạo điều kiện lý tưởng cho các giải pháp vận tải đường bộ xuyên biên giới và vận tải liên phương thức trên khắp Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Các quốc gia thành viên trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ lâu đã kêu gọi các viên chức hải quan tăng cường hội nhập và kết nối để giúp các công ty mở rộng hoạt động trên toàn khu vực. Những nỗ lực này đang mở ra các tuyến đường thương mại mới, cũng như cơ hội cho các giải pháp vận tải đường bộ quốc tế. 

Ông Thomas Tieber, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của DHL Global Forwarding cho biết: “Hầu hết châu Á được kết nối qua đường bộ. Dịch vụ vận tải đường bộ là một lựa chọn tiết kiệm và hiệu quả cho những khách hàng đang thay đổi phát triển chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu logistics hậu Covid-19.” 

Được nhấn mạnh trong sách trắng, sự khan hiếm công suất và thiết bị vận chuyển trên toàn cầu và chi phí vận tải hàng không quá cao đã khiến các giải pháp vận tải đường bộ an toàn trở nên hấp dẫn hơn, giúp bên gửi hàng có thể theo dõi hàng hóa từ đầu đến cuối. 

Ông Tieber chia sẻ: “Các chính phủ cũng đang thực hiện các biện pháp để cải thiện cơ sở hạ tầng biên giới, điều chỉnh các quy định và tài liệu hải quan. Sau khi gỡ bỏ được những nút thắt này, các giải pháp đường bộ và đa phương thức phụ thuộc vào khả năng di chuyển tự do của xe tải qua biên giới có thể trở thành phương thức vận chuyển hàng hóa được ưu tiên hơn so với vận tải qua đường hàng không hoặc đường biển.” 

Các quốc gia thành viên trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) từ lâu đã kêu gọi các viên chức hải quan tăng cường hội nhập và kết nối để giúp các công ty mở rộng hoạt động trên toàn khu vực. Những nỗ lực này đang mở ra các tuyến đường thương mại mới, cũng như cơ hội cho các giải pháp vận tải đường bộ quốc tế. 

Ông Thomas Tieber, Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của DHL Global Forwarding cho biết: “Hầu hết châu Á được kết nối qua đường bộ. Dịch vụ vận tải đường bộ là một lựa chọn tiết kiệm và hiệu quả cho những khách hàng đang thay đổi phát triển chuỗi cung ứng để đáp ứng nhu cầu logistics hậu Covid-19.” 

Được nhấn mạnh trong sách trắng, sự khan hiếm công suất và thiết bị vận chuyển trên toàn cầu và chi phí vận tải hàng không quá cao đã khiến các giải pháp vận tải đường bộ an toàn trở nên hấp dẫn hơn, giúp bên gửi hàng có thể theo dõi hàng hóa từ đầu đến cuối. 

 

Ông Tieber chia sẻ: “Các chính phủ cũng đang thực hiện các biện pháp để cải thiện cơ sở hạ tầng biên giới, điều chỉnh các quy định và tài liệu hải quan. Sau khi gỡ bỏ được những nút thắt này, các giải pháp đường bộ và đa phương thức phụ thuộc vào khả năng di chuyển tự do của xe tải qua biên giới có thể trở thành phương thức vận chuyển hàng hóa được ưu tiên hơn so với vận tải qua đường hàng không hoặc đường biển.” 

Để thành công trong khu vực này, các nhà cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ như DHL cần kết hợp kiến thức chuyên môn về vận tải đường bộ với công nghệ và kiến thức về các quy định thương mại và xu hướng thị trường mới nhất. 

HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI XUYÊN BIÊN GIỚI KHÔNG GIÁN ĐOẠN 

Một trong những sự phát triển quan trọng nhất của lĩnh vực vận tải đường bộ trong năm qua là triển khai Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS) – đây là một hệ thống quản lý quá cảnh hải quan trên máy tính để các nhà khai thác được cấp phép di chuyển hàng hóa qua biên giới chỉ bằng một chứng từ duy nhất mà không cần phải nộp thuế hải quan để nhập cảnh hay xuất cảnh cho hàng hóa. 

Ra mắt tại Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam vào năm 2020, ACTS được thiết kế theo mục tiêu của ASEAN là giảm 10% chi phí giao dịch thương mại trong 3 năm kể từ năm 2017 và tăng gấp đôi giá trị thương mại nội khối ASEAN trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2025. 

Ông Bruno Selmoni, Giám đốc Vận tải đường bộ & Đa phương thức khu vực Đông Nam Á, DHL Global Forwarding cho biết: “ACTS cũng sẽ giúp giảm chi phí theo thời gian, đồng thời tăng tính hiệu quả và độ tin cậy cho hoạt động vận tải đường bộ trong khu vực ASEAN bằng cách cân bằng hài hòa các quy trình và tiêu chuẩn quản lý xuyên biên giới giữa các nền kinh tế thành viên trong khu vực.” 

Các doanh nghiệp có thể nộp tờ khai quá cảnh điện tử trực tiếp với các cơ quan hải quan của ASEAN thông qua ACTS và theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa từ khâu bốc hàng lúc khởi hành cho đến khâu dỡ hàng ở điểm đến cuối cùng. Các nhà khai thác không còn phải khai báo hải quan ở mọi biên giới, nhờ đó ACTS sẽ giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu công việc hành chính, đồng thời mở ra các tuyến đường thương mại mới và cạnh tranh hơn trong khu vực. 

ACTS đã đến với các công ty đang tìm cách tái cơ cấu chuỗi cung ứng hậu Covid rất đúng lúc. Ông Selmoni chia sẻ: “Các nhà sản xuất đang tìm cách đưa hoạt động sản xuất ra ngoài Trung Quốc để giảm thiểu rủi ro và tăng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, hiện có thể khai thác mạng lưới logistics đường bộ tốt hơn khi thiết lập chuỗi cung ứng khu vực ở Đông Nam Á.”

Các sáng kiến khác cũng đang thúc đẩy mạnh hoạt động thương mại trong khu vực. 

Ví dụ: Hiệp định tạo thuận lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hoá qua biên giới (CBTA) Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) cho phép mỗi quốc gia trong số sáu nước thành viên – Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam – cấp tới 500 Giấy phép vận tải đường bộ và Chứng từ nhập cảnh tạm thời (TAD) tại Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng cho các phương tiện chở hàng và chở khách đăng ký, sở hữu và/hoặc hoạt động tại quốc gia đó. Theo hiệp định được phê chuẩn vào năm 2015, chứng từ này sẽ cho phép mỗi phương tiện ở lại trong nước trong vòng 30 ngày. 

Trong khi đó, hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc đã tăng cường hoạt động thương mại giữa Đông Nam Á và Trung Quốc kể từ khi có hiệu lực vào năm 2010, và hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa 15 thành viên dự kiến sẽ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và hỗ trợ đầu tư trên toàn khối, chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu. 

Mục đích của tất cả các hiệp định và sáng kiến này đều nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại ngay khi các nước ASEAN tìm cách phục hồi sau khi gỡ bỏ các lệnh phong tỏa do Covid-19. 

PHỤC HỒI KINH TẾ: LỢI ÍCH CHO LOGISTICS 

Theo cơ quan nghiên cứu Transport Intelligence (Ti), khối lượng thương mại tăng vọt và hoạt động kinh tế phục hồi sẽ khiến mức tăng trưởng và nhu cầu về logistics và vận tải đường bộ tăng lên tương ứng. 

Công ty tư vấn này kỳ vọng mức tăng trưởng nhu cầu về hợp đồng logistics thực tế tại Châu Á - Thái Bình Dương từ năm 2020 đến năm 2025 sẽ tăng 7,6%, và dự đoán nhu cầu trên toàn khu vực sẽ tăng8,2% trong năm nay. 

Mức tăng trưởng kinh tế mới ở các nước ASEAN sẽ làm tăng nhu cầu về vận tải đường bộ xuyên biên giới khi hoạt động thương mại phục hồi. (Ảnh: Shutterstock) 

Trước các yếu tố như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ, các lĩnh vực sản xuất ngày càng quan trọng tại các thị trường mới nổi đang phát triển nhanh chóng trong khu vực như Indonesia và Việt Nam có thể khiến nhu cầu tăng lên trong dài hạn. 

Trong khi đó, một báo cáo mới của công ty thanh toán PPRO dự đoán thương mại điện tử tại Đông Nam Á sẽ tăng 5,5% vào năm 2021, trong đó Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng thị trường cao nhất ở Đông Nam Á trong năm tới. 

Cụ thể là đối với hoạt động bán hàng giữa các doanh nghiệp (B2B), khối lượng giao dịch trực tuyến dự kiến sẽ tăng 70% và đạt 20,9 nghìn tỷ USD (17,6 nghìn tỷ euro) vào năm 2027, do đó nhu cầu về các giải pháp vận tải đường bộ trong những năm tới sẽ vẫn duy trì ở mức cao. 

Ông Tieber chia sẻ: “Với mức chi tiêu ngày càng tăng của người tiêu dùng thương mại điện tử và các hạn chế thương mại được giảm bớt sau khi kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau Covid, tương lai của vận tải đường bộ xuyên biên giới ở Đông Nam Á sẽ rất hứa hẹn.” 

“Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp đường bộ và đa phương thức hàng đầu trong khu vực với sự hợp tác của khách hàng, vì tất cả chúng tôi đều chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh và thương mại trong một thập kỷ tiếp theo, hy vọng là sẽ không có đại dịch.” 


Chủ đề liên quan
Chủ đề liên quan