MỌI THỨ MÀU XANH ĐỀU LÀ MỎ VÀNG: THỊ TRƯỜNG BƠ ĐANG PHÁT TRIỂN MẠNH Ở ÚC
Covid-19 đã tác động mạnh mẽ đến mọi ngành công nghiệp. Nhưng thật không dễ để nắm bắt được cách đánh giá tác động đó và ảnh hưởng lâu dài của nó.
Ví dụ như trường hợp của quả bơ: Một mặt, bơ được ca ngợi là loại trái cây đã thành công chống lại đại dịch Covid, một câu chuyện thành công ngoài sức tưởng tượng. Nhưng mặt khác, đây cũng là lời cảnh tỉnh về việc cần hiểu rõ các mặt lợi hại của việc “đào vàng” từ cây trồng đến tay người tiêu dùng.
XU HƯỚNG BƠ TOÀN CẦU
Bơ chứa nhiều chất béo và dầu tốt cho sức khỏe nên được biết đến là loại quả mang đến rất nhiều lợi ích dinh dưỡng. Loại quả này còn trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ đại dịch khi người tiêu dùng bắt đầu quan tâm hơn đến sức khỏe.
Giá trị mùa vụ của bơ đã tăng lên gấp bội khi các nước tiêu thụ sẵn sàng trả giá cao hơn. Nông dân ở Đông Phi và Nigeria gọi loại trái cây này là “liều thuốc thoát nghèo”. Nông dân Trung Quốc đã bắt đầu trồng bơ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nước, thậm chí các băng đảng ở Mexico còn cướp bơ của nông dân.
Theo báo cáo triển vọng nông nghiệp năm 2021 của OECD FAO, sản lượng toàn cầu đã đáp ứng được với nhu cầu ngày càng tăng. Năm 2020, sản lượng toàn cầu đạt 8,06 triệu tấn, tăng gấp ba lần so với 2,71 triệu tấn vào năm 2000.
Tuy nhiên, trồng bơ là một công việc rất vất vả. Bơ là loại trái cây mềm, dễ bị dập và rất lâu mới chín, khi đã chín thì rất nhanh hỏng. Quá trình trồng bơ cũng nổi tiếng là tốn kém, trung bình phải tốn một triệu gallon nước để sản xuất 100.000 pound bơ trên mỗi mẫu Anh (acre).
Do đó, cũng còn nhiều khó khăn và thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu bơ trên toàn cầu.
VƯỢT QUA THỬ THÁCH TRONG ĐẠI DỊCH
Đại dịch Covid-19 đã khiến những thách thức này trở nên nghiêm trọng hơn. Nhưng ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn của Covid đến từng quốc gia lại khác nhau. Với nước Úc, hai năm qua là hai năm đầy biến động.
Trước khi dịch bệnh bùng phát, máy bay vận chuyển bơ của Úc có thể dễ dàng đáp ứng công suất vận tải, ngay cả trong mùa thu hoạch cao điểm. Tuy nhiên, tắc nghẽn cảng và đóng cửa sân bay trong thời gian phong tỏa đã làm giảm đáng kể công suất vận chuyển sản phẩm sang các thị trường bên ngoài Úc.
Do đó, thị trường bơ phải dựa vào mức tiêu dùng trong nước để hấp thụ nguồn cung. Rất khó để đạt được điều này, chủ yếu là do có nhiều nhà sản xuất mới tham gia thị trường trước khi xảy ra đại dịch.
Ông Bernie Cooney, Giám đốc quốc gia về Vật nuôi lấy thịt và hàng thực phẩm dễ hỏng của DHL Global Forwarding Úc cho biết: “Đặc biệt ở Tây Úc và bờ biển phía đông, ngày càng có nhiều người trồng bơ trên diện tích đất trống của mình. Nhu cầu bơ và lợi nhuận từ bơ tăng nhanh đồng nghĩa với việc hiện nay, số lượng nhà sản xuất trên thị trường đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước.”
Đặc biệt là vào năm 2017 và 2018, hoạt động trồng cây bơ tăng vọt, diện tích sản xuất tăng thêm hơn 100 ha mỗi năm. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến giá cả trong thập kỷ tới, vì bơ cần tới sáu năm để trưởng thành.
Đồng thời, giá cả giảm xuống cũng do các nhà sản xuất nhận được lợi ích từ tính kinh tế của quy mô. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho người tiêu dùng: Năm 2022, mỗi hộ gia đình ở Úc tiêu thụ bơ nhiều hơn 31,2% với chi phí trung bình ít hơn 29% so với năm trước.
Mặt khác, người trồng bơ đang phải đối mặt với tình trạng thừa bơ, từ đó khiến giá thương mại của bơ duy trì ở mức thấp hơn 47% so với mức giá trung bình trong 5 năm.
LÀN SÓNG NHÀ SẢN XUẤT MỚI
Để giải quyết những thách thức trước mắt và lâu dài, các nhà sản xuất cần nắm rõ và dự đoán được các xu hướng trên thị trường. Nhưng đây lại là trở ngại mà nhiều nhà sản xuất thiếu kinh nghiệm gặp phải.
Ông Cooney cho biết: “Khi tham gia thị trường này vào một năm đạt lợi nhuận cao, rất nhiều người trồng bơ kỳ vọng năm nào cũng đạt được mức lợi nhuận cao như vậy, nhưng tiếc là điều đó không phải lúc nào cũng đúng.” Ông giải thích rằng cây bơ thường luân phiên giữa các năm có năng suất cao và các năm có năng suất thấp.
Ông giải thích: “Nếu mùa vụ bội thu và lượng trái cây dư thừa so với mức tiêu dùng của Úc được xuất khẩu thì lợi nhuận sẽ luôn thấp hơn một chút, điều đó sẽ gây khó khăn cho nông dân.” Tuy nhiên, theo như ông chia sẻ thêm, đối với các cây trồng thu hoạch hai năm một lần, lượng trái cây thu hoạch được vào năm sau sẽ không cao như năm trước và nông dân sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn vì giá sẽ cao hơn.
Để quản lý và dự đoán tốt hơn những biến động này, đội ngũ DHL Global Forwarding đã hợp tác chặt chẽ với cả nông dân và bên vận chuyển để thắt chặt kế hoạch trước các mùa vụ. Giờ đây, ngay trước khi bắt đầu mỗi mùa vụ, nông dân sẽ dự báo về khả năng cung cấp cho thị trường xuất khẩu của mỗi quốc gia.
Ông Cooney cho biết: “Đại dịch không chỉ thay đổi cách chúng tôi hoạt động. Các bên vận chuyển cũng phải lên kế hoạch chặt chẽ cho công suất của mình, nghĩa là bây giờ chúng tôi phải dự đoán công suất cần thiết trước bốn đến sáu tuần, điều mà trước đây chúng tôi không phải làm.”
Thật vậy, đại dịch Covid đã khiến ngành này có một số thay đổi sâu sắc. Chẳng hạn như một số người trồng bơ và công ty đóng gói đã xem xét lại chuỗi cung ứng và nâng cấp thiết bị của mình trong thời gian đóng cửa do đại dịch. Avocado Collective, công ty đóng gói bơ lớn nhất nước Úc đã đầu tư 1 triệu đô la Úc vào cơ sở kho lạnh khép kín tại Manjimup để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng cao.
Duy trì cân bằng giữa cung cầu trong nước và xuất khẩu sẽ là chủ đề trọng tâm điểm, đặc biệt là trong mùa cao điểm. Thông thường, hơn 95% bơ Úc được tiêu thụ trong nước. Nhưng do nguồn cung quá cao đang gây áp lực lên biên lợi nhuận ở thị trường nội địa, các nhà sản xuất đang dần chuyển sang xuất khẩu bơ để thu về lợi nhuận cao hơn.
Ông Cooney cảnh báo rằng: “Tất nhiên chúng tôi không muốn vận chuyển số lượng lớn sang quốc gia khác, vì việc đó sẽ đè bẹp làm rối loạn thị trường đích và làm giảm giá trị sản phẩm. Chúng tôi muốn đảm bảo có thể vận chuyển trái cây tươi với số lượng phù hợp, đúng lịch trình và đưa sản phẩm đến điểm đến trong tình trạng tốt nhất có thể.”
“We certainly don’t want to ship off a large quantity to another country, because that would crush the market up there and devalue the product,” cautioned Cooney. “With fresh fruits, we want to make sure that we can move them in the right quantity, according to schedule, and get them to their destination in the best possible condition."
Do đó, kiểm soát quá trình chín của bơ là một phần quan trọng trong hoạt động logistics của công ty. Các nhà cung cấp đóng vai trò rất quan trọng trong quy trình đánh giá và thậm chí là kiểm soát độ chín của những loại trái cây cần chăm sóc kỹ lưỡng này. Ông Cooney chia sẻ thêm: “Bơ rất nhạy cảm với khí ethylene, một loại khí được tạo ra từ một số loại trái cây khi chín. Vì vậy, chúng phải được bảo quản riêng, tránh xa các loại trái cây khác trong toàn bộ chuỗi cung ứng.”
Đội ngũ DHL Global Forwarding Úc sử dụng Container lạnh có kiểm soát nhiệt độ (CA) để đông lạnh bơ. Bằng cách đông lạnh bơ trong các container CA, nhà sản xuất có thể kiểm soát tốt hơn nguồn cung trái cây vào thị trường, đảm bảo luồng bơ ổn định ở mức giá cố định và được giao đến các cửa hàng trên toàn thế giới.
THÍCH NGHI VỚI YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
Ngoài những yêu cầu cơ bản này, ngành này còn phải đáp ứng các quy trình, thủ tục khác nhau theo yêu cầu của các thị trường khác nhau. Chẳng hạn, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) yêu cầu hàng nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện là chúng “không phải là vật chủ ký sinh trong một số điều kiện”. Nghĩa là bơ phải được thu hoạch trước khi chín và thu hút ruồi giấm. Bơ cũng cần được bảo quản lạnh và đóng gói riêng bằng màng bọc pallet hoặc bao bì chống côn trùng.
Bơ được thu hoạch sớm để ngăn ruồi giấm tấn công.
Hoạt động đưa bơ Úc sang Nhật Bản gặp nhiều hạn chế do lo ngại về ruồi giấm Queensland. Hiện tại, chỉ những vùng không có ruồi giấm Queensland như Tây Úc, Tasmania và Riverland mới có thể tiếp cận thị trường Nhật Bản, nghĩa là Úc chỉ có thể cung cấp bơ cho Nhật Bản trong nửa năm.
Để tiếp tục mở rộng thị trường tại Nhật Bản, trước tiên các nhà cung cấp sẽ phải thiết lập dây chuyền đóng gói theo quy trình của Nhật Bản. Ông Cooney cho biết rằng mặc dù việc này rất khó khăn, nhưng họ có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường Nhật Bản, đặc biệt là khi bơ Úc có mức giá rất cao ở thị trường này.
Ông chia sẻ: “Chúng tôi cần trải qua đào tạo, nhưng quy trình cũng không quá phức tạp. Cơ sở của chúng tôi ở Perth có tám buồng ngăn kho, vì vậy trang thiết bị của chúng tôi đủ tốt để lưu trữ riêng bơ một cách phù hợp. Chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của việc ngăn chặn sâu bệnh không mong muốn từ nước ngoài đối với hệ thống nông nghiệp ở nước họ, vì vậy chúng tôi phải thích ứng để phù hợp với thị trường Nhật Bản.”
TƯƠNG LAI CỦA BƠ
Có thể thấy rõ, những biến động của đại dịch đã hé lộ làm lộ ra những vấn đề quan trọng vốn có đã hiện hữu. Cách các nhà sản xuất ứng phó đã giúp vạch ra một lộ trình dài hạn để mang lại lợi ích cho toàn ngành. Khi thị trường bơ toàn cầu mở rộng, các nhà sản xuất Úc nhận ra rằng họ cần khai thác hoạt động xuất khẩu để tạo ra các hoạt động chuỗi vận hành bền vững trong toàn ngành. Mặc dù những người mới tham gia ngành này vẫn còn nhiều lỗ hổng về kiến thức ngành, nhưng các công ty dày dạn kinh nghiệm như The Avocado Collective sẽ giúp những người trồng bơ mới tìm cách cân bằng lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.
Theo Avocados Australia, khối lượng xuất khẩu bơ của Úc đã tăng 350% so với trước Covid-19. Hơn 50% lô hàng bơ rời khỏi Tây Úc vào năm 2021 là từ các nhà xuất khẩu lần đầu.
Ông Cooney chia sẻ: “Kiến thức là yếu tố then chốt, nhất là khi lĩnh vực xuất khẩu bơ đang phát triển rất nhanh. Mỗi người trồng phải nắm rõ thị trường và tìm cách cân bằng bền vững cho hoạt động của mình để có thể thích ứng khi có thị trường mới.”