Cũng đáng đọc

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – EU: CÁCH ĐỂ CÁC NHÀ XUẤT KHẨU VIỆT NAM CÓ THỂ HƯỞNG LỢI

Trước sự kiện Việt Nam và Liên minh châu Âu thắt chặt quan hệ thương mại đôi bên, cơ hội nào dành cho quốc gia Đông Nam Á này sắp tới?
Trước sự kiện Việt Nam và Liên minh châu Âu thắt chặt quan hệ thương mại đôi bên, cơ hội nào dành cho quốc gia Đông Nam Á này sắp tới?
03 August 2020 •

Việt Nam đã bắt đầu phục hồi sau trận đại dịch, và quốc gia Đông Nam Á này đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời để khởi động hoạt động xuất khẩu của mình. 

Ngày 8/6 vừa qua, Việt Nam đã phê chuẩn hiệp định thương mại toàn diện với Liên minh châu Âu (EU), tạo điều kiện để hiệp định này có hiệu lực đầy đủ vào cuối năm nay.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã ký kết được thảo luận trong 8 năm qua và đi đến ký kết, với các cuộc đàm phán chính thức bắt đầu từ tháng 6 năm 2012. Đến nay, Việt Nam mới là quốc gia thứ hai tại Đông Nam Á ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, sau Singapore. 

Ông Raymond Yee, Phó chủ tịch phụ trách Hải quan và các vấn đề pháp lý của DHL Express Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Hiệp định đặt ra tiêu chuẩn cho các hiệp định FTA khác mà EU đang hoặc sẽ đàm phán với các nước Đông Nam Á khác.” 

Ông cũng chia sẻ thêm: “Bất kỳ hiệp định FTA hoặc loại hiệp định thương mại nào khác ưu tiên thương mại toàn cầu đều rất quan trọng, nhất là trước tình hình áp lực trong nước ngày càng tăng đối với chủ nghĩa bảo hộ, các chương trình chính trị mang tính dân tộc và sự bất ổn của Tổ chức Thương mại Thế giới.”  

Hội đồng EU, khối thương mại lớn nhất thế giới, còn mô tả hiệp định này là “tham vọng nhất [chúng tôi] từng ký kết với một quốc gia đang phát triển”. 

EU đang tìm cách hội nhập sát sao hơn với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, do đó EU muốn tạo cơ hội cho hoạt động xuất khẩu công nghiệp và dịch vụ thông qua mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với Việt Nam. Nhưng điều này mang lại lợi ích gì cho Việt Nam và các nhà xuất khẩu trong nước? 

GIẢM THUẾ QUAN 

EVFTA sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu từ Việt Nam sang EU và giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường quốc tế của mình. Trước hết, hiệp định này sẽ loại bỏ tới 99% các loại thuế quan, mặc dù Việt Nam cần có giai đoạn 10 năm chuyển đổi lên tới 10 năm đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ EU như xe hơi và bia. 

Trách nhiệm của các nhà xuất khẩu là kiểm tra xem họ có đủ điều kiện để được hưởng mức thuế thấp hơn theo hiệp định này hay không và chuẩn bị sẵn các chứng nhận hoặc chứng từ cần thiết. 

Vietnamese workers at a garment factory specializing in linen, silk, bamboo and fine cotton clothing
Công nhân Việt Nam tại một xưởng may quần áo lanh, lụa, sợi tre, cotton mịn 

Các sản phẩm cần đạt đủ tiêu chuẩn theo “quy tắc xuất xứ” của FTA, đòi hỏi phải có kiến thức sâu sắc về quy trình sản xuất, tìm nguồn cung ứng và chi phí. Ông Yee chia sẻ: “Sau khi khách hàng tự xác định họ đã đủ tiêu chuẩn, trong vai trò là nhà cung cấp dịch vụ logistics, nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo về mặt giấy tờ đi kèm chuyến hàng để chắc chắn rằng chuyến hàng được đánh áp dụng thuế phù hợp.” 

FTA cũng sẽ giảm bớt nhiều rào cản phi thuế quan của EU đối với Việt Nam, cũng như mở ra các dịch vụ và thị trường mua sắm công của Việt Nam cho các công ty EU. 

Cùng với đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với các nguồn sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đáng tin cậy từ EU trong các lĩnh vực như dược phẩm, y tế và công nghệ tân tiến. 

Ông Tran Sang, Trưởng ban Dịch vụ giá trị gia tăng, DHL Global Forwarding Việt Nam cho biết: “Chẳng hạn, theo hiệp định mới, giờ đây các nhà sản xuất dược phẩm từ EU có thể phân phối sản phẩm ở trong nước mà không cần thông qua nhà phân phối nội địa như trước.” 

CỦNG CỐ MỐI QUAN HỆ BỀN CHẶT 

Hiệp định thương mại đã thắt chặt mối quan hệ vốn đã quan trọng giữa Brussels và Hà Nội. 

EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam chỉ sau Trung Quốc về các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và nhiều sản phẩm khác. Theo ông Sang, các mặt hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam của DHL gồm mặt hàng dệt may, may mặc và điện tử, cùng nhiều mặt hàng khác – hầu hết được xuất khẩu sang Đức, Pháp và Hà Lan.

Đổi lại, EU là nhà cung cấp chính của các sản phẩm công nghệ cao xuất tới Việt Nam, cụ thể là máy móc chạy điện và thiết bị nặng. Ông Sang chia sẻ thêm rằng ngày càng có nhiều công ty muốn cấp vốn nhờ vị trí chiến lược của Việt Nam là một trung tâm logistics trong khu vực, do đó lĩnh vực này dự kiến sẽ phát triển hơn nữa khi mà hiệp định FTA mang lại một “môi trường đầu tư hấp dẫn” đến vậy. 

Thương mại song phương giữa EU và quốc gia Đông Nam Á này đã phát triển ổn định trong những năm gần đây. Theo dữ liệu chính thức năm 2018, giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ từ Việt Nam sang EU đạt 42,5 tỷ USD (38,2 tỷ euro) và giá trị nhập khẩu từ khối này sang Việt Nam đạt 13,8 tỷ USD. 

THAY ĐỔI TIÊU CHUẨN 

Mặc dù EVFTA mang lại rất nhiều cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, nhưng các doanh nghiệp sẽ cần đáp ứng các yêu cầu khắt khe để có thể tận dụng triệt để hiệp định này. Chính phủ Việt Nam cũng cần thực hiện các biện pháp để cải thiện môi trường kinh doanh cho phù hợp với thông lệ quốc tế. 

Phó giáo sư, Tiến sĩ Chu Hoàng Long đến từ Trường Chính sách công Crawford, Đại học Quốc gia Australia chia sẻ: “Để thực hiện cam kết của mình, Việt Nam sẽ cần đẩy mạnh một số cải cách thể chế nhất định. Chẳng hạn như sửa đổi khung pháp lý để đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của EVFTA về thủ tục đầu tư, quy tắc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã sản phẩm.” 

Trong khi đó, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về các quy định để nắm rõ những cam kết của mình. Tiến sĩ Long chia sẻ thêm: “Họ sẽ phải chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và trong khu vực, cũng như nâng cao năng lực quản trị để tăng khả năng cạnh tranh của mình.” 

A female worker working in a garment factory within an industrial park in Ho Chi Minh City, Vietnam
Một nữ công nhân làm việc tại xưởng may trong khu công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 

Tuy nhiên, theo ông Long, các nhà xuất khẩu thuộc một số lĩnh vực như dệt may có thể gặp nhiều khó khăn hơn những lĩnh vực khác. “Lĩnh vực này đang gặp phải những trở ngại như nguồn nguyên liệu thô không ổn định, chi phí lao động tăng cao và sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp ở quốc gia khác như Trung Quốc và Ấn Độ. 

Vai trò của các hiệp hội thương mại, phái đoàn, tổ chức xúc tiến thương mại và tổ chức nghiên cứu cũng cần được củng cố để giúp các công ty hiểu rõ những cam kết của mình trong EVFTA và đáp ứng mọi yêu cầu mới.” 

TIÊU CHUẨN VỀ NHÂN QUYỀN 

Một điểm quan trọng nữa của hiệp định thương mại này là nó cho phép EU đảm bảo các đối tác thương mại của mình tuân thủ một số tiêu chuẩn về nhân quyền và quyền lao động. 

Nguyên do xuất phát từ những lo ngại của một số nhà lập pháp tại EU về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam. Họ cho rằng EU không nên ký hiệp định cho đến khi chính quyền Việt Nam thực hiện các biện pháp để xử lý các hành vi vi phạm nhân quyền và nới lỏng các biện pháp hạn chế quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. 

Đổi lại, hiệp định này cho phép EU thực hiện việc mà họ cho là “hành động thích hợp” nếu xảy ra hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. 

Rất khó để đạt được sự cân bằng đó vì các cuộc đàm phán thương mại giữa các quốc gia luôn đề cập đến những vấn đề cần cân nhắc về địa chính trị và những vấn đề lớn hơn. Ông Yee giải thích: “Ví dụ, các cuộc đàm phán hiệp định FTA của EU với các nước khác tại Đông Nam Á cũng bị đình trệ do có những lo ngại về môi trường, chẳng hạn như trường hợp của dầu cọ. Mặc dù những vấn đề này rất quan trọng nhưng ngành nghề của chúng tôi luôn ủng hộ việc giải quyết các vấn đề này tách biệt với hoạt động thương mại.” 

EU cũng đã đưa ra các điều khoản trong hiệp định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và phát triển bền vững. Chẳng hạn, theo hiệp định, Việt Nam phải cam kết thực hiện các tiêu chuẩn cốt lõi của Tổ chức Lao động Quốc tế và các công ước của Liên hợp quốc – bao gồm những công ước về chống biến đổi khí hậu và bảo vệ sự đa dạng sinh học. 

MỘT TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG HƠN 

Bất chấp những thách thức đó, hiệp định này vẫn đến với Việt Nam vào thời điểm thích hợp để giúp Việt Nam phục hồi sau Covid-19. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các lợi ích từ EVFTA sẽ giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu sau khi các hoạt động kinh tế tiếp tục trở lại. 

Đối với tương lai xa hơn, Ngân hàng Thế giới ước tính rằng khi toàn bộ các nội dung của EVFTA được triển khai, hoạt động xuất khẩu có thể tăng trưởng 12%, tăng tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam thêm 2,4% và giúp từ 100.000 đến 800.000 người thoát nghèo vào năm 2030. 

Việc nắm bắt tối đa cơ hội từ hiệp định thương mại này cũng có thể đẩy Việt Nam lên vị thế mạnh hơn trên bản đồ thương mại toàn cầu và giúp giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. 

Tiến sĩ Long phát biểu: “Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có thể là cửa ngõ để các hoạt động thương mại và đầu tư của EU và Úc tiến vào ASEAN [Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á]. Đồng thời, Việt Nam cũng có thể trở thành trung tâm xử lý cho các doanh nghiệp ASEAN muốn xuất khẩu sang EU.” 

Hơn nữa, hiệp định cũng sẽ giúp thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa EU và ASEAN và có thể mở đường cho việc đàm phán FTA giữa hai khối trong tương lai. 

Đối với các vấn đề hải quan và thuế quan liên quan đến EVFTA, hãy trao đổi với chuyên gia môi giới hải quan từ DHL Global Forwarding Việt Nam ngay hôm nay.