HẠN CHẾ VỀ CÔNG SUẤT VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN LÀ NGUYÊN NHÂN KHIẾN DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THỦY SẢN CHUYỂN SANG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
Hoạt động xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam đang gặp thách thức lớn hơn bao giờ hết khi công suất vận tải đường biển đã đạt mức cực hạn, mà nhu cầu thì đang ở mức cao nhất từ trước đến nay. Không may, điều này đã khiến cho một số doanh nghiệp vận tải phải chịu lỗ để hoàn thiện các đơn hàng quốc tế.
Nhưng Seaspimex, tập đoàn quốc doanh về thủy sản lớn nhất ở Việt Nam có thể đã tìm ra câu trả lời: đó là vận chuyển bằng đường hàng không, bằng cách sử dụng bao bì rẻ hơn, tính toán kỹ lưỡng và chụp ảnh bằng điện thoại thông minh. Là đối tác hỗ trợ Seaspimex trong dự án này, Đội ngũ DHL tin rằng các phương pháp kinh tế hơn là chìa khóa để giải quyết các vấn đề về chuỗi cung ứng mà nhiều nhà xuất khẩu đang gặp phải.
Suốt hai thập kỷ qua, Seaspimex đã sử dụng vận tải đường biển để nhập khẩu cá và động vật giáp xác tươi sống vào Philadelphia.
Tuy nhiên, tình trạng gián đoạn và thiếu hụt công suất gần đây của hoạt động vận tải đường biển đã ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Không may, điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến đối tác của họ, một nhà phân phối trọn gói Hoa Kỳ chuyên sản xuất thủy sản đóng hộp.
Khi sắp xếp giao gấp một lô hàng cua ướp lạnh, Seaspimex nhận thấy họ phải trả cước vận tải đường biển cao kỷ lục. Tệ hơn nữa, họ sẽ phải mất ít nhất ba tuần cho đến một tháng để đảm bảo chuyến hàng đông lạnh trong container nguyên chiếc (FCL) của họ đến được Hoa Kỳ.
Phát biểu về tình hình vận tải đường biển, ông Laurence Cheung, Giám đốc điều hành của DHL Global Forwarding Việt Nam, Campuchia và Lào, cho biết: “Giá cước vận tải đường biển đã tăng vọt trên tất cả các tuyến thương mại và tình trạng thiếu công suất ngày càng trầm trọng qua từng tháng, khiến nhiều doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu sản phẩm qua đường biển ngày càng gặp nhiều khó khăn.”
Trung bình 95% thủy sản Việt Nam được xuất khẩu qua đường biển, do đó trước tình trạng giá cước vận tải đường biển tăng cao, các nhà xuất khẩu thủy sản buộc phải chấp nhận chịu lỗ để giữ mối làm ăn với các đối tác thông thường của họ mình.
Nếu tiếp tục, tình trạng gián đoạn mà đại dịch Covid-19 gây ra cho chuỗi cung ứng đường biển có thể đe dọa đến ngành thủy sản đang bùng nổ nở rộ ở Việt Nam, khi mà Việt Nam đã vượt qua Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới vào năm 2019.
Ông Cheung chia sẻ: “Để giải những bài toán khó, ta cần có cách giải giải pháp sáng tạo. Chúng tôi biết mình phải tìm các giải pháp thay thế khả thi để giúp đỡ hỗ trợ những khách hàng rơi vào tình cảnh tương tự như Seaspimex. Chênh lệch chi phí giữa vận tải đường hàng không và đường biển ngày càng thu hẹp, từ đó khiến việc giao hàng bằng đường hàng không trở nên khả thi hơn.”
CHUYỂN SANG VẬN CHUYỂN CUA ƯỚP LẠNH BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG THAY VÌ ĐƯỜNG BIỂN
Việc chuyển sang các phương thức vận tải khác sẽ mang đến rất nhiều khó khăn, thách thức. Thời gian là một trong những khó khăn vấn đề chính của Seaspimex, vì họ cần vận chuyển lô hàng giao gấp – 200 thùng cua ướp lạnh – sang Hoa Kỳ chỉ trong vòng một tuần.
Để tránh giao hàng chậm trễ mà vẫn đảm bảo chi phí hợp lý, Seaspimex đã phối hợp chặt chẽ với đội ngũ DHL Global Forwarding Việt Nam để chuyển hàng hóa của họ từ vận chuyển bằng đường biển sang đường hàng không.
Hoạt động giao hàng cần có sự phối hợp sát sao giữa cả bên gửi hàng ở Việt Nam và bên nhận hàng ở Hoa Kỳ để điều phối hoạt động chuyển đổi. Chỉ trong thời gian ngắn, đội ngũ phải tìm một hãng hàng không có cơ sở vật chất đáp ứng các yêu cầu về nhiệt độ và có cước phí hợp lý, đồng thời phải sắp xếp chuyến bay trong tuần sao cho khớp với thời gian nhận hàng dự kiến mà khách hàng mong muốn.
“Vận chuyển 200 thùng hàng thực phẩm dễ hư hỏng bằng đường hàng không là một nhiệm vụ khá cam go. Chúng tôi đã phải lên kế hoạch rất lâu vì đây là lần đầu tiên chúng tôi hợp tác với Seaspimex, và cũng là lần đầu tiên họ vận chuyển thủy sản bằng đường hàng không.”
Một thách thức lớn khác với lô hàng của Seaspimex là duy trì nhiệt độ hàng hóa từ 0 đến 3 độ C trong suốt quãng đường từ nhà máy ở Việt Nam đến điểm giao hàng ở Hoa Kỳ.
Ông Cheung giải thích: “Đối với những mặt hàng thực phẩm dễ hư hỏng, chúng tôi thường khuyến nghị sử dụng bao bì năng động (active packaging), chẳng hạn như container Envirotainer, để chủ động điều chỉnh nhiệt độ bên trong container, nhằm duy trì nhiệt độ trong khoảng quy định. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ có chi phí cao hơn.”
Để đảm bảo cước phí vận chuyển ở mức hợp lý, đội ngũ DHL đã đề xuất một giải pháp khác với chi phí rẻ hơn, đó là sử dụng bao bì thụ động (passive packaging), tức là dùng thùng xốp có chứa đá khô. Bao bì giữ nhiệt và chất làm lạnh có thể duy trì nhiệt độ bên trong thùng xốp trong vòng 96 giờ, ngoài ra, máy ghi dữ liệu nhiệt độ có thể hiển thị đầy đủ điều kiện nhiệt độ của sản phẩm cua trong suốt hành trình vận chuyển.
Tuy nhiên, các mặt hàng thực phẩm dễ hư hỏng mà các hãng hàng không vận chuyển thường được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C, hơi cao so với khoảng nhiệt độ lý tưởng cho cua ướp lạnh.
Để giữ lạnh cho cua, đội ngũ đã phải cân chỉnh rất cẩn thận vì cua nổi tiếng là mặt hàng đặc biệt dễ hỏng. Ông Cheung chia sẻ thêm: “Chúng tôi đã phải tính toán chính xác lượng đá khô cần sử dụng cho mỗi hộp và dùng máy ghi nhiệt độ để theo dõi tốc độ tan chảy của đá khô.”
Ông giải thích: “Nếu có quá nhiều đá khô, cua có thể bị đóng đá, còn nếu quá ít đá thì sẽ rất mau tan chảy, cả hai trường hợp đều ảnh hưởng đến chất lượng của cua trong hành trình này.”
Ngoài ra, các quy định tại sân bay không cho phép nhân viên DHL được vào cơ sở kiểm soát nhiệt độ trong ga hàng hóa. Để giám sát quy trình đóng gói lại lô hàng, đội ngũ đã phải hướng dẫn rõ ràng cho nhân viên nhà ga hàng hóa - và những người này gửi lại hình ảnh - lúc họ lấy cua khỏi thiết bị ướp lạnh và đóng gói lại trong thùng xốp chứa đá khô mới trước khi lô hàng bắt đầu chuyến bay dài tới Hoa Kỳ.
Đội ngũ DHL làm việc sát sao với nhân viên nhà ga hàng hóa, những nhân viên này gửi cho họ ảnh chụp từ cơ sở kiểm soát nhiệt độ của nhà ga để theo dõi quá trình đóng gói lại cua ướp lạnh. Trong suốt hành trình 38 giờ, đội ngũ đã theo dõi các mốc quan trọng của lô hàng và thường xuyên cập nhật thông tin cho Seaspimex cho đến khi lô hàng hạ cánh tại Sân bay John Frank Kennedy. Tại đây, đội ngũ vận tải hàng không của DHL Global Forwarding Hoa Kỳ đã bàn giao hàng hóa cho đội ngũ Seaspimex đang chờ hàng tại sân bay.
Nhờ việc chuyển đổi suôn sẻ từ vận tải đường biển sang đường hàng không, Seaspimex có thể tự tin coi vận tải hàng không là một lựa chọn vận chuyển khả thi cho các chuyến hàng trong tương lai.
Cũng đáng đọc