Your default browser language is set to . Browse this site in another language: Continue color Created with Sketch.
  • Get a sales representative to contact me
  • I agree to the  Terms and Privacy Notice
Cũng đáng đọc

NGƯỜI NUÔI CÁ HỒI TASMANIA TÌM PHƯƠNG THỨC MỚI ĐỂ ĐƯA SẢN PHẨM RA THỊ TRƯỜNG

Covid-19 đã tạo ra thách thức lớn cho ngành logistics khiến cho ngành công nghiệp này không còn đi đúng quỹ đạo của nó.
Covid-19 đã tạo ra thách thức lớn cho ngành logistics khiến cho ngành công nghiệp này không còn đi đúng quỹ đạo của nó.
29 August 2022 •

Cá hồi được nuôi ở các vùng biển phía nam Tasmania nước Úc là vì nguồn nước ở đây trong lành và không có các nguồn bệnh thường gặp ở cá di cư, và đủ ấm để cá phát triển đến kích thước có thể thu hoạch trong vòng 18 tháng. 

Nhưng là môi trường hoàn hảo cho cá hồi cũng có nghĩa là nơi đây cách xa mọi trung tâm vận chuyển chính. Đưa cá hồi đến thị trường tiêu thụ là một hoạt động logistics đầy thách thức, ngay cả trong những thời điểm thuận lợi nhất. Covid-19 khiến mọi việc trở nên khó khăn hơn khi nhu cầu tăng cao, nhưng các lựa chọn vận chuyển lại giảm xuống – buộc những người nuôi cá và các đối tác DHL tại địa phương phải đưa ra các giải pháp sáng tạo. 

Bài học ở đây là phía sau mỗi mạng lưới logistics mạnh mẽ là khả năng thích ứng, sức sáng tạo và tinh thần sẵn sàng hợp tác để hoàn thành công việc. 

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÁ HỒI TASMANIAN 

Kể từ những năm 1980, khi nghề nuôi cá hồi bắt đầu ở Tasmania, ngành cá hồi toàn cầu sở hữu một trong những hệ thống sản xuất thực phẩm phát triển nhanh nhất thế giới. Ngành nuôi trồng thủy sản – nuôi trồng dưới nước – chịu trách nhiệm chủ yếu cho hoạt động sản xuất cá hồi trên toàn thế giới, đã vượt sản lượng đánh bắt tự nhiên và chiếm 69% nguồn cung toàn cầu tính đến năm 2018. 

Ngày nay, mức tiêu thụ cá hồi toàn cầu chiếm tới 70% (2,5 triệu tấn) trong thị trường sản xuất thực phẩm ngày càng phát triển, tăng gấp ba lần so với 30 năm trước. 

Ở Úc, các trại cá hồi nằm dọc bờ biển Tasmania đóng góp hơn 90% sản lượng cá hồi của cả nước. 

Salmon are anadromous – meaning that they can live in both freshwater and saltwater.

Cá hồi là loài cá di cư – nghĩa là chúng có thể sống ở cả nước ngọt và nước mặn. 

VẬN CHUYỂN CÁ HỒI TASMANIA 

Cá hồi vốn là một loại thực phẩm rất dễ hỏng, do đó các yếu tố như thời gian và nhiệt độ rất quan trọng trong logistics, và các nhà sản xuất thường đông lạnh cá trước khi vận chuyển để làm chậm sự phát triển của vi sinh vật gây hại.

Tuy nhiên, nếu bảo quản hoặc vận chuyển cá hồi không đúng cách, cá sẽ rất nhanh hỏng và gây ra tình trạng thất thu sớm trong quá trình vận chuyển.

 

 

 

Cá hồi Tasmania được vận chuyển một hành trình dài từ cực nam của hòn đảo đến phía bắc, rồi được phân phối đến các thị trường chính trong nước và quốc tế. 

Tại đây, xà lan đưa cá hồi qua eo biển Bass đến lục địa Úc. Sau đó, cá được vận chuyển đến các cảng cửa ngõ ở Melbourne và Sydney bằng cả phương thức vận tải đường biển và đường bộ, rồi được vận chuyển đến các thị trường tương ứng. Quá trình logistics này mất 24 giờ và không được mắc sai sót. 

Chẳng hạn, cá hồi phải được bảo quản ở nhiệt độ ổn định và trong bao bì bảo vệ để tránh bị hỏng. Các nhà vận chuyển cũng phải đề phòng với các tình huống không lường trước được như các quy trình hải quan bị chậm trễ và tắc nghẽn ở cảng – cả hai tình trạng này đều có thể ảnh hưởng đến độ tươi của những mặt hàng dễ hỏng trong quá trình vận chuyển. 

Tasmanian salmon go through a long voyage daily before arriving at fish markets fresh and ready for sale.

Cá hồi Tasmania phải trải qua hành trình dài cả ngày rồi mới đến được chợ cá ở tình trạng tươi mới và sẵn sàng đem bán. 

CẠNH TRANH GAY GẮT 

Sáu năm trước, hoạt động sản xuất cá hồi của Australia vẫn chỉ mang tính chất mùa vụ, đạt khối lượng xuất khẩu lớn nhất trong các tháng cao điểm từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Tuy nhiên, cá hồi gần như không được xuất khẩu trong khoảng thời gian còn lại của năm vì cần mất một thời gian để vụ cá tiếp theo lớn lên. 

So với đó, một trong những đối thủ cạnh tranh về cá hồi lớn nhất của Úc là Na Uy đã có dấu hiệu nuôi cá hồi từ đầu những năm 1970. Khởi đầu chính là anh em nhà Grøntvedt đến từ một hòn đảo nhỏ tên là Hitra, họ quyết định tận dụng số lượng cá hồi đang suy giảm và bắt cá hồi tự nhiên vào lồng cá nổi. 

Với chế độ ăn đều đặn và được bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi tự nhiên, cá nuôi trong lồng phát triển rất nhanh. Hai anh em nhanh chóng nhận ra lợi nhuận khi nuôi cá hồi trong lồng với sự chăm sóc kỹ lưỡng. 

The oceanwater in Norwegian fjords is naturally protected by steep terrain and kept clean by strong water currents, allowing salmon the perfect place to thrive.

Nước biển ở các vịnh hẹp ở Na Uy được thiên nhiên bảo vệ nhờ địa hình dốc và được giữ sạch nhờ dòng nước xiết, do đó trở thành môi trường hoàn hảo để cá hồi phát triển. 

Nhờ kinh nghiệm sản xuất cá hồi, Na Uy ngày nay đã sở hữu cơ sở hạ tầng nuôi trồng tốt hơn để sản xuất cá hồi quanh năm. Điều này đã đặt ra cho Úc một thách thức khác, đó là bắt kịp đối thủ cạnh tranh của mình để đưa cá ra thị trường toàn cầu. 

Mặc dù vậy, các nhà sản xuất cá hồi Úc đã có những bước tiến nổi bật khi sao chép lại mô hình của Na Uy trong 10 năm qua và tiến gần đến việc duy trì nguồn cung cá hồi ổn định quanh năm. 

Ông Bernie Cooney, Giám đốc quốc gia về Vật nuôi lấy thịt và hàng thực phẩm dễ hỏng của DHL Global Forwarding Úc cho biết: “Thời gian gián đoạn của vụ cá hồi Úc đã chuyển từ sáu đến bảy tháng xuống còn ba đến bốn tháng, và có lẽ trong 5 đến 6 năm tới, khoảng gián đoạn này sẽ tiếp tục giảm xuống khi sản lượng cá hồi tăng lên.” 

SỰ PHỔ BIẾN CỦA CÁ HỒI TRONG THỜI KỲ COVID-19 

Trong những năm gần đây, cá hồi Tasmania ngày càng có mặt nhiều hơn trên bàn ăn ở khắp nơi trên thế giới, một số lý do là vì con người ngày càng nhận thức được lợi ích của cá hồi đối với sức khỏe, cũng như mô hình tiêu dùng của con người đang dần thay đổi. Trên thực tế, ngành nuôi trồng cá hồi đang phát triển vượt bậc ở Tasmania, nắm giữ phần lớn nhân lực trong ngành thủy hải sản và nuôi trồng thủy sản tại hòn đảo giàu tài nguyên này. 

Salmon is often touted as a rich source of healthy Omega-3 fatty acids, which are considered ‘essential’ because the human body is unable to produce them naturally.

Cá hồi thường được quảng bá là giàu axit béo Omega-3 rất tốt cho sức khỏe, đây được coi là dưỡng chất “thiết yếu” vì cơ thể con người không tự sản xuất được các chất này. 

Tuy nhiên, mặc dù sản lượng cá hồi vẫn tăng đều, nhưng người nuôi cá không bao giờ đánh đổi chất lượng cá hồi Tasmania, bởi họ tự hào khi cung cấp sản phẩm tươi ngon nhất, bất chấp những thách thức về logistics mà họ gặp phải.

Ban đầu, cá hồi đông lạnh chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển, còn cá tươi được vận chuyển bằng đường hàng không. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã khiến những thách thức như tắc nghẽn cảng trở nên trầm trọng hơn, buộc nhiều người nuôi cá phải đông lạnh sản phẩm, vì nếu vận chuyển cá tươi thì mặt hàng sẽ không thể đến kịp thị trường.

Ngoài ra, với việc thiếu hụt trầm trọng công suất máy bay từ Úc, hầu hết cá hồi phải vận chuyển đến một số sân bay nhất định cách đó hàng trăm kilomet rồi mới được giao đi, đặc biệt là giao đến Sydney bởi hầu hết công suất máy bay còn lại đều nằm ở đây. Quá trình này còn gây thêm khó khăn cho việc hơn nữa khi đưa cá hồi Tasmania đến với khách hàng quốc tế trong thời kỳ đại dịch.

Ngành thủy sản của Tasmania và nhà cung cấp dịch vụ logistics DHL đã nhận ra một thông điệp rất rõ ràng: đã đến lúc phải sáng tạo và cùng nhau phối hợp để tìm ra các lựa chọn phù hợp.

TÌM ĐỦ MỌI CÁCH 

DHL đã khai thác mạng lưới của mình và tìm được một số hãng vận chuyển để hợp tác. Nhu cầu xuất nhập khẩu của Úc vẫn rất cao, do đó DHL muốn mọi chuyến bay mới tới đất nước này phải đạt hiệu quả cao nhất có thể – không chỉ để vận chuyển cá hồi mà còn vận chuyển các loại hàng hóa khác. 

Ông Cooney chia sẻ: “Thay vì chỉ coi đây là cơ hội thuê vận chuyển một chiều, chúng tôi bắt đầu nghĩ: mình có thể làm gì với chuyến khứ hồi?”

Để đảm bảo hoạt động vận tải hàng không diễn ra suôn sẻ hơn, DHL đã hợp tác với mạng lưới đối tác để chạy các tuyến khứ hồi nhằm vận chuyển hàng nhập khẩu và xuất khẩu đến và đi từ Úc. 

Đầu tiên, DHL thuê máy bay chở thực phẩm từ châu Âu và Mỹ đến Hồng Kông để vận chuyển hàng tới Sydney, tại đây cá hồi và hàng hóa nói chung được chất lên những chiếc máy bay này. Sau đó, máy bay được thuê bay trở lại phía bắc, giao hàng đến các thị trường chính như Thượng Hải. 

Để thuê máy bay vận chuyển hàng hóa nói chung từ Trung Quốc tới Úc, DHL đã hợp tác với mạng lưới đối tác có sẵn các tuyến bay từ Brisbane đến Đài Bắc. Tuyến bay này sẽ vận chuyển hàng hóa nói chung thông thường từ Thượng Hải xuống Brisbane, rồi bay khứ hồi trở lại Đài Bắc. 

Hoạt động này đã khiến các quy trình giúp cho nguồn vận chuyển hàng hóa của Úc trở nên năng động hơn và cho phép các chuyến bay từ mạng lưới đối tác của DHL bay đến và đi khỏi Úc trước tình hình công suất máy bay suy giảm. 

Đây cũng là cơ hội tiết kiệm cho các nhà xuất khẩu cá hồi, vì phương pháp vận chuyển nhiều loại hàng hóa trên các chuyến đi khứ hồi tới các thị trường trọng điểm sẽ rẻ hơn nhiều. 

Kể từ đó, DHL đã mở rộng quan hệ hợp tác với mạng lưới đối tác của mình trên các tuyến bay khác để vận chuyển hàng hóa nói chung, thường là từ Brisbane. 

NHỮNG DẤU HIỆU HỨA HẸN

Thông thường, Thường thì cá hồi Na Uy sẽ có mức giá thấp hơn cá hồi Úc vì sản lượng cá hồi của Na Uy rất lớn. Tuy nhiên, các sản phẩm của Na Uy đã bị áp thêm chi phí do lệnh phong tỏa Covid-19 ở Trung Quốc và xung đột giữa Ukraine - Nga đã đẩy giá cá hồi Na Uy tăng cao.

Từ đó, khoảng cách về giá giữa cá hồi Úc và cá hồi Na Uy đã thu hẹp, giúp cá hồi Úc có tính cạnh tranh tốt hơn. Hiện tại đang là mùa có sản lượng thu hoạch thấp nên ngành cá hồi Úc có dấu hiệu lắng xuống một chút do có ít cá hồi đủ lớn để thu hoạch và đem bán.

Ông Cooney cho biết, mặc dù hậu quả của Covid-19 với du lịch và vận chuyển hàng hóa vẫn chưa thuyên giảm, công suất máy bay có thể có triển vọng ổn định hơn so với thời điểm trước khi đại dịch xảy ra.

Ông chia sẻ: “Có 2.000 chuyến bay rời khỏi Úc trước Covid, còn trong tháng và tôi nghĩ từ tháng 6 thì có khoảng 940 chuyến bay. Như vậy là chúng tôi đã tiến được một quãng đường dài so với số lượng chuyến bay chỉ 300 chuyến khi Covid-19 mới xuất hiện.”

Ông Cooney nhấn mạnh rằng bài học ở đây rất đơn giản: “Bạn cần suy nghĩ nhanh nhạy và luôn tìm kiếm những giải pháp sáng tạo. Vì nếu bạn không làm thì người khác sẽ làm.”