Cũng đáng đọc

CÁC NHÀ MÁY ĐÓNG CỬA DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ KHỦNG HOẢNG BIỂN ĐỎ LÀM TĂNG KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA ĐI ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

Khi các tàu container chuyển hướng đi vòng qua Mũi Hảo Vọng kết hợp với nhu cầu theo mùa ngày càng tăng khiến thị trường vận tải hàng không có khởi đầu vững chắc cho năm 2024.
Khi các tàu container chuyển hướng đi vòng qua Mũi Hảo Vọng kết hợp với nhu cầu theo mùa ngày càng tăng khiến thị trường vận tải hàng không có khởi đầu vững chắc cho năm 2024.
20 February 2024 •

Thị trường vận tải hàng không vào những tuần đầu năm 2024 có những chuyển biến tích cực và đa dạng. Các chuyến hàng công nghệ và thương mại điện tử gia tăng, các nhà máy đóng cửa trong dịp Tết Nguyên đán và cuộc khủng hoảng đang diễn ra trên tuyến đường Biển Đỏ tới Kênh đào Suez đã cùng góp phần làm tăng khối lượng hàng hóa từ các trung tâm xuất khẩu quan trọng ở châu Á kể từ tháng 12.

Theo Drewry, các cuộc tấn công nhắm vào tàu bè di chuyển của lực lượng Houthi ở Yemen từ tháng 11 trở đi đã khiến cho khoảng 30% tổng lưu lượng container toàn cầu bị ảnh hưởng do các tàu bè phải chuyển hướng ra khỏi Kênh đào Suez và đi vòng qua Mũi Hảo Vọng.

Do các chuyến hàng từ châu Á tăng thời gian vận chuyển đến các điểm đến Địa Trung Hải thêm hai đến ba tuần, đó các chuyến hàng đến Bắc Âu và Bờ Đông Hoa Kỳ giảm thời gian trễ, nên việc tàu bè chuyển hướng đã gây gián đoạn nghiêm trọng cho mạng lưới vận chuyển và khả năng cung cấp thiết bị. Bằng cách tận dụng hiệu quả sức chứa của đội tàu toàn cầu hiện có, họ cũng đã thu hẹp khoảng cách cung-cầu của tàu thuyền, giúp các hãng vận tải tránh được những tác động tồi tệ nhất của tình trạng dư thừa công suất.

Kết quả là giá cước vận tải biển giao ngay tăng vọt, không chỉ trên tuyến Á-Âu. Giá cước vận tải tăng nhanh được thể hiện rõ ràng ở tuyến vận chuyển từ châu Á đến Bờ Tây và Bờ Đông Hoa Kỳ. Giá cước lượt về cũng tăng do các hãng tàu container áp dụng phụ phí để trang trải chi phí chuyển hướng.

Thời gian vận chuyển dài hơn, chi phí vận chuyển cao hơn và phải trả thêm phần bù để đảm bảo chỗ chứa đã thúc đẩy một số mặt hàng xuất khẩu của châu Á phải chuyển sang các phương án vận chuyển hàng hóa nhanh hơn như bằng đường sắt, đường biển kết hợp đường hàng không hoặc toàn bộ bằng đường hàng không.

Ông Willie Walsh, Tổng Giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cho biết: “Tình trạng gián đoạn gần đây đối với các tuyến hàng hải ở Biển Đỏ đã khiến một số hãng vận chuyển phải chuyển sang vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không. Nhu cầu gia tăng đã khiến lưu lượng hàng hóa hàng không trên các tuyến thương mại liên quan tăng đột biến”.

Và mặc dù không phải tất cả hàng hóa đều phù hợp để vận chuyển bằng đường hàng không, nhưng đây là một lựa chọn thiết yếu đối với một số lô hàng khẩn cấp nhất trong những trường hợp đặc biệt, và như ông Walsh chia sẻ “việc chuyển đổi này rất quan trọng để đảm bảo nền kinh tế toàn cầu liên tục phát triển”.

HẠN CHẾ TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN

Việc các nhà máy đóng cửa ở Trung Quốc để nghỉ Tết Nguyên đán, chính thức bắt đầu từ ngày 10 tháng 2, cũng đã thúc đẩy một số bên vận chuyển phải chuyển sang hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Ông Niki Frank, Giám đốc Điều hành của DHL Global Forwarding Châu Á - Thái Bình Dương, giải thích rằng giai đoạn cao điểm theo truyền thống trước Tết Nguyên đán năm nay một phần xuất phát từ thời gian vận chuyển bằng đường biển dài hơn, giá cước vận tải đường biển cao hơn và tình trạng thiếu tàu do cuộc khủng hoảng Biển Đỏ. Ngược lại, chính điều này đã khiến một số khách hàng chuyển sang hoạt động vận tải bằng đường hàng không.

Ông Frank cho biết: “Do thời gian vận chuyển dài hơn nên một số khách hàng cũng sẽ vận chuyển nhiều hàng hóa hơn trước thời hạn, vì vậy chúng tôi đang hỗ trợ nhiều khách hàng bằng cách đa dạng hóa các lựa chọn đa phương thức, bao gồm vận tải bằng đường hàng không, để kịp thời giải quyết hàng tồn kho cho họ”.

Ấn bản tháng 1 của Báo cáo Tình hình Ngành Vận tải Hàng không Tháng Một của DHL cũng lưu ý rằng nhu cầu từ các ngành công nghệ, bán lẻ và tiêu dùng vẫn có xu hướng tăng theo mùa trong tháng 1, dẫn đến công suất vận chuyển từ châu Á đến Hoa Kỳ bị hạn chế. Báo cáo cũng cho biết thêm rằng “những hạn chế về công suất vận chuyển từ Châu Á - Thái Bình Dương được dự đoán sẽ còn kéo dài đến giữa tháng 2 trong bối cảnh nhu cầu thương mại điện tử mạnh mẽ”.

Xeneta đã quan sát thấy khối lượng hàng hóa hàng không từ Trung Quốc và Việt Nam đến châu Âu tăng vọt “bất thường” trong ba tuần liên tiếp vào tháng 1, vượt qua mức cao nhất của mùa cao điểm năm 2023. Để ứng phó với tình trạng này, thị trường cũng chứng kiến sự tăng giá cước giao ngay của một số loại hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không.

Dữ liệu mới nhất chứng minh những xu hướng này. Hiệp hội Hàng không Châu Á - Thái Bình Dương (AAPA) cho biết nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế ghi nhận mức tăng trưởng 13,2% so với cùng kỳ trong tháng 12, lý do hàng đầu là do các chuyến hàng thương mại điện tử tăng lên.

Ông Subhas Menon, Tổng Giám đốc AAPA cho biết: “Mặc dù nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế giảm 2,8% trong cả năm, nhưng quý cuối cùng của năm 2023 đã chứng kiến ​​mức tăng 8,2% so với cùng kỳ năm ngoái”.

Báo cáo của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho thấy nhu cầu toàn cầu trong tháng 12 đã tăng 10,8% so với một năm trước đó, đây là mức tăng trưởng hàng năm mạnh nhất được ghi nhận trong hai năm qua.

 

 

SỰ KHỞI ĐẦU MẠNH MẼ ĐẾN NĂM 2024

Những con số tích cực sẽ tiếp tục đến năm 2024. Phân tích thị trường của Xeneta cho thấy khối lượng hàng hóa vận tải bằng đường hàng không toàn cầu đã tăng 10% so với cùng kỳ trong tháng 1 do các bên vận chuyển lo ngại về tình trạng khủng hoảng ở Biển Đỏ và dịp Tết Nguyên đán sớm đã bù đắp cho sự sụt giảm lưu lượng hàng hóa thương mại điện tử sau Giáng sinh theo dự đoán.

Mặc dù đây là những dữ liệu đáng khích lệ, nhưng ông Niall van de Wouw, Giám đốc Vận tải Hàng không của Xeneta, cho biết khối lượng hàng hóa tháng 1 phát triển tương đối mạnh mẽ đã không làm thay đổi các nguyên tắc cơ bản của thị trường vận tải hàng không.

Ông Van de Wouw cho biết: “Nguyên nhân không phải là người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn mà có thể liên quan đến tình trạng khủng hoảng ở Biển Đỏ cũng như dịp Tết Nguyên đán sắp tới và một số dấu hiệu cho thấy thị trường hàng hóa thông thường đang bận rộn hơn dự kiến. Chúng tôi không thấy điều này được phản ánh qua giá cước nhưng điều đó không có gì đáng ngạc nhiên trong tháng 1 vì không có áp lực tương tự về công suất”.

Ông nói thêm rằng tình hình ở Biển Đỏ đã gây lo lắng cho nhiều chuỗi cung ứng và có thể khuyến khích một số bên vận chuyển có phản ứng tức thời, chuyển sang hoạt động vận chuyển bằng đường hàng không và do đó, tăng khối lượng và đảm bảo công suất.

Tuy nhiên, có vẻ như mọi người đều nhất trí rằng điều này sẽ không tạo ra tác động tích cực lâu dài đối với hoạt động vận tải bằng đường hàng không.

Ông Van De Wouw lưu ý: “Sau khi nỗi lo lắng ban đầu và tình trạng bất ổn giảm bớt, thị trường sẽ ổn định trở lại khi các bên vận chuyển chấp nhận rằng thời gian vận tải đường biển có thể kéo dài thêm hai tuần nữa, khiến nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không sau đó giảm dần”.

Tương tự, ông Frank cũng lưu ý rằng các hoạt động có thể sẽ bình thường hóa khi các hãng vận tải thích ứng với tình hình ở Biển Đỏ.

Ông Frank cho biết: “Nhìn chung, chúng tôi không nhận thấy dấu hiệu nhu cầu nhận hàng tăng mạnh và không có dấu hiệu nào cho thấy giá sẽ tăng vào dịp Tết Nguyên đán truyền thống vào tháng 1. Vì vậy, có khả năng là sau khi các bên vận chuyển giải quyết xong các lô hàng tồn đọng, nhu cầu vận tải bằng đường hàng không sẽ cân bằng công suất trong những tháng tới”.

GIÁ TRẦN TỪ PHÍA CUNG

Báo cáo Tình hình Ngày Vận tải Hàng không Tháng 1 của DHL lưu ý rằng công suất vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không toàn cầu trong tháng 1 năm 2024 được thúc đẩy bởi sự phục hồi mạnh mẽ của các chuyến bay chở khách, tăng 8% so với tháng 1 năm 2023. Ông Bruce Chan, Giám đốc kiêm Chuyên gia phân tích Nghiên cứu Cấp cao phụ trách Kho vận Toàn cầu và Di động trong Tương lai tại Stifel, tin rằng phần cung của phương trình vận chuyển hàng hóa hàng không sẽ hạn chế tăng giá cước trong năm nay, mặc dù Chỉ số Vận tải Hàng không Baltic tăng 6,4% trong năm tính đến ngày 29 tháng 1, cắt mức giảm trong 12 tháng qua xuống 24,2%.

Về mặt cơ cấu, Chan lập luận rằng công suất vẫn là yếu tố cản trở việc tăng giá cước vận tải hàng không khi không gian chở khách tiếp tục tăng trở lại.

Ông cho biết: “Tính đến tháng 12 năm 2023, công suất cung cấp của IATA đã tăng 13,6% toàn cầu, trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chứng kiến mức tăng đáng kinh ngạc là 31% trong khi nhu cầu tăng 19%”. Theo chia sẻ thêm của ông thì không gian chở khách sẽ tiếp tục mở rộng trong năm nay.

Ông Chan cho biết: “Trong thời gian còn lại của năm, chúng tôi đặt ra giả định cơ bản là nhu cầu sẽ cải thiện, nhưng dần dần, điều này sẽ thu hẹp mức giảm giá cước so với cùng kỳ năm trước nhưng có độ trễ. Trong khi đó, mặc dù chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn do các sự kiện địa chính trị hoặc các sự kiện khác có thể đẩy nhanh quá trình này, nhưng dựa trên những điều chúng ta thấy hiện nay, thì tốc độ tăng cước vận tải hàng hóa hàng không hàng năm có thể sẽ không diễn ra cho đến năm 2025.”